Nhập mã HS hoặc nhóm mã HS hoặc từ khóa để tìm kiếm trong trang.

Phần 11: Nguyên liệu dệt và các sản phẩm dệt

Chú giải.
1. Phần này không bao gồm:
(a) Lông cứng hoặc lông động vật dùng làm bàn chải (nhóm 05.02); lông đuôi hoặc bờm ngựa hoặc phế liệu lông đuôi hoặc bờm ngựa (nhóm 05.11);
(b) Tóc người hoặc các sản phẩm bằng tóc người (nhóm 05.01, 67.03 hoặc 67.04), trừ vải lọc dùng trong công nghệ ép dầu hoặc tương tự (nhóm 59.11);
(c) Xơ của cây bông hoặc các vật liệu thực vật khác thuộc Chương 14;
(d) Amiăng (asbestos) thuộc nhóm 25.24 hoặc các sản phẩm từ amiăng hoặc các sản phẩm khác thuộc nhóm 68.12 hoặc 68.13;
(e) Các sản phẩm thuộc nhóm 30.05 hoặc 30.06; chỉ sử dụng để làm sạch các kẽ răng (chỉ tơ nha khoa), đóng gói để bán lẻ, thuộc nhóm 33.06;
(f) Các loại vải dệt có phủ lớp chất nhạy thuộc các nhóm từ 37.01 đến 37.04;
(g) Sợi monofilament có kích thước mặt cắt ngang bất kỳ trên 1 mm hoặc dải hoặc các dạng tương tự (ví dụ, rơm nhân tạo) có chiều rộng biểu kiến trên 5 mm, bằng plastic (Chương 39), hoặc các loại dây tết bện hoặc vải hoặc sản phẩm dạng song mây tre đan khác hoặc liễu gai làm bằng sợi monofilament hoặc dải đó (Chương 46);
(h) Các loại vải dệt thoi, dệt kim hoặc móc, phớt hoặc sản phẩm không dệt, đã ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép với plastic, hoặc các sản phẩm làm từ các vật liệu đó, thuộc Chương 39;
(ij) Các loại vải dệt thoi, dệt kim hoặc móc, phớt hoặc sản phẩm không dệt, đã ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép với cao su, hoặc các sản phẩm làm từ các vật liệu đó, thuộc Chương 40;
(k) Da sống còn lông (Chương 41 hoặc 43) hoặc sản phẩm da lông, da lông nhân tạo hoặc các sản phẩm làm bằng các vật liệu đó, thuộc nhóm 43.03 hoặc 43.04;
(l) Các loại hàng hóa làm bằng vật liệu dệt thuộc nhóm 42.01 hoặc 42.02;
(m) Các sản phẩm hoặc hàng hóa thuộc Chương 48 (ví dụ, mền xơ xenlulo);
(n) Giày, dép hoặc các bộ phận của giày dép, ghệt hoặc ống ôm sát chân (leggings) hoặc các mặt hàng tương tự thuộc Chương 64;
(o) Lưới bao tóc hoặc các vật đội đầu khác hoặc các bộ phận của chúng thuộc Chương 65;
(p) Hàng hóa thuộc Chương 67;
(q) Vật liệu dệt đã phủ bột mài (nhóm 68.05) và sợi carbon hoặc các sản phẩm bằng sợi carbon thuộc nhóm 68.15;
(r) Sợi thủy tinh hoặc các sản phẩm bằng sợi thủy tinh, trừ hàng thêu bằng chỉ thủy tinh trên vải lộ nền (Chương 70);
(s) Hàng hóa thuộc Chương 94 (ví dụ, đồ nội thất, bộ đồ giường, đèn và bộ đèn);
(t) Hàng hóa thuộc Chương 95 (ví dụ, đồ chơi, thiết bị trò chơi, dụng cụ, thiết bị thể thao và lưới);
(u) Hàng hóa thuộc Chương 96 (ví dụ, bàn chải, bộ đồ khâu du lịch, khóa kéo và ruy băng máy chữ, băng (miếng) và nút bông vệ sinh (tampon), khăn và tã lót (bỉm) cho trẻ); hoặc
(v) Hàng hóa thuộc Chương 97
2. (A) Hàng hóa có thể phân loại vào các Chương từ 50 đến 55 hoặc nhóm 58.09 hoặc 59.02 và được làm từ hỗn hợp của hai hay nhiều loại vật liệu dệt được phân loại như sản phẩm đó làm từ vật liệu dệt nào chiếm tỷ trọng cao nhất.
Khi không có một vật liệu dệt nào chiếm tỷ trọng trội hơn, hàng hóa sẽ được phân loại xem như nó được làm toàn bộ từ một vật liệu dệt của nhóm có thứ tự cuối cùng trong số các nhóm tương đương cùng đưa ra xem xét.
(B) Quy tắc trên được hiểu là:
(a) Sợi quấn từ lông đuôi và bờm ngựa (nhóm 51.10) với sợi trộn kim loại (nhóm 56.05) được phân loại như một loại vật liệu dệt đơn có trọng lượng bằng tổng trọng lượng của các thành phần của nó; để phân loại vải dệt thoi, sợi kim loại được coi như là một vật liệu dệt;
(b) Để chọn nhóm thích hợp trước tiên phải lựa chọn Chương phù hợp và sau đó lựa chọn nhóm thích hợp trong Chương đó, kể cả trong thành phần hàng hóa có loại vật liệu không thuộc Chương đó;
(c) Khi cả hai Chương 54 và 55 đều liên quan đến một Chương khác, thì Chương 54 và 55 được xem như một Chương;
(d) Trường hợp một Chương hoặc một nhóm có các hàng hóa làm bằng vật liệu dệt khác nhau, các vật liệu dệt này được xem như một loại vật liệu đơn.
(C) Các nguyên tắc của phần (A) và (B) trên đây cũng áp dụng cho các loại sợi nêu trong Chú giải 3, 4, 5 hoặc 6 dưới đây.
3.(A) Theo mục đích của Phần này, và những nội dung loại trừ trong phần (B) tiếp theo, các loại sợi (đơn, xe hoặc cáp) của mô tả dưới đây sẽ được xem như “sợi xe, chão bện (cordage), thừng và cáp”:
(a) Từ tơ tằm hoặc phế liệu tơ tằm, độ mảnh trên 20.000 decitex;
(b) Từ các xơ nhân tạo (kể cả sợi từ 2 hoặc nhiều sợi monofilament thuộc Chương 54), độ mảnh trên 10.000 decitex;
(c) Từ gai dầu hoặc lanh:
(i) Đã chuốt hoặc làm bóng, độ mảnh từ 1.429 decitex trở lên; hoặc
(ii) Chưa chuốt hoặc chưa làm bóng, độ mảnh trên 20.000 decitex;
(d) Từ xơ dừa, gồm từ 3 sợi trở lên;
(e) Từ xơ thực vật khác, độ mảnh trên 20.000 decitex; hoặc
(f) Được tăng cường bằng sợi kim loại.
(B) Một số loại trừ:
(a) Sợi bằng lông cừu hoặc lông động vật khác và bằng sợi giấy, trừ sợi được tăng cường bằng sợi kim loại;
(b) Tô (tow) filament nhân tạo thuộc Chương 55 và sợi multifilament không xoắn hoặc xoắn dưới 5 vòng xoắn trên mét thuộc Chương 54;
(c) Ruột con tằm thuộc nhóm 50.06, và các sợi monofilament thuộc Chương 54;
(d) Sợi trộn kim loại thuộc nhóm 56.05; sợi được tăng cường bằng sợi kim loại đã nêu trong Phần (A) (f) trên; và
(e) Sợi sơnin (chenille), sợi quấn và sợi sùi vòng thuộc nhóm 56.06.
4.(A) Theo mục đích của các Chương 50, 51, 52, 54 và 55, khái niệm sợi “đóng gói để bán lẻ” có nghĩa là, lưu ý xem xét cả những loại trừ trong Phần (B) dưới đây, sợi (đơn, xe hoặc cáp) đóng gói ở các dạng:
(a) Trên bìa, guồng gờ, ống tuýp hoặc cuộn có lõi tương tự, với trọng lượng (kể cả lõi) không quá:
(i) 85 g đối với tơ tằm, phế liệu tơ tằm hoặc sợi filament nhân tạo; hoặc
(ii) 125 g đối với các loại sợi khác;
(b) Dạng hình cầu, con sợi hoặc cuộn sợi với trọng lượng không quá:
(i) 85 g đối với sợi filament nhân tạo độ mảnh dưới 3.000 decitex, tơ tằm hoặc phế liệu tơ tằm;
(ii) 125 g đối với các loại sợi khác có độ mảnh dưới 2.000 decitex; hoặc
(iii) 500 g đối với các loại sợi khác;
(c) Dạng con sợi hoặc cuộn sợi gồm các con sợi hoặc cuộn sợi nhỏ hơn được phân cách nhau bởi các đường chỉ làm cho chúng độc lập với nhau, mỗi con sợi hoặc cuộn sợi nhỏ có trọng lượng đồng nhất không quá:
(i) 85 g đối với tơ tằm, phế liệu tơ tằm hoặc sợi filament nhân tạo; hoặc
(ii) 125 g đối với các loại sợi khác.
(B) Loại trừ:
(a) Sợi đơn bằng nguyên liệu dệt bất kỳ, trừ:
(i) Sợi đơn bằng lông cừu hoặc lông động vật loại mịn, chưa tẩy trắng; và
(ii) Sợi đơn bằng lông cừu hoặc lông động vật loại mịn, đã tẩy trắng, nhuộm hoặc đã in, độ mảnh trên 5.000 decitex;
(b) Sợi xe hoặc sợi cáp, chưa tẩy trắng:
(i) Bằng tơ tằm hoặc phế liệu tơ tằm, đã đóng gói; hoặc
(ii) Bằng nguyên liệu dệt khác trừ lông cừu hoặc lông động vật loại mịn, ở dạng con sợi hoặc cuộn sợi;
(c) Sợi xe hoặc sợi cáp bằng tơ tằm hoặc phế liệu tơ tằm, đã tẩy trắng, nhuộm hoặc in, độ mảnh từ 133 decitex trở xuống; và
(d) Sợi đơn, sợi xe hoặc sợi cáp bằng nguyên liệu dệt bất kỳ:
(i) Ở dạng con sợi hoặc cuộn sợi được guồng chéo; hoặc
(ii) Cuộn trên lõi hoặc cuộn cách khác để sử dụng trong công nghiệp dệt (ví dụ, cuộn trên ống sợi con, ống sợi xe, suốt ngang, bobin côn hoặc cọc sợi, hoặc cuốn theo dạng kén tằm dùng cho các máy thêu).
5. Theo mục đích của các nhóm 52.04, 54.01 và 55.08, khái niệm “chỉ khâu” có nghĩa là loại sợi xe hoặc sợi cáp:
(a) Cuộn trên lõi (ví dụ, guồng gờ, ống tuýp) trọng lượng không quá 1.000 g (kể cả lõi);
(b) Đã hoàn tất để sử dụng làm chỉ khâu; và
(c) Có xoắn “Z” cuối cùng.
6. Theo mục đích của Phần này, khái niệm “sợi có độ bền cao” có nghĩa là loại sợi có độ bền tương đối đo bằng cN/tex (xen ti newton một tex), lớn hơn các tiêu chuẩn sau đây:
Sợi đơn bằng ni lông hoặc các polyamit khác, hoặc bằng polyeste…...60cN/tex
Sợi xe (folded) hoặc sợi cáp bằng ni lông hoặc các polyamit khác, hoặc bằng polyeste…...53 cN/tex
Sợi đơn, sợi xe (folded) hoặc sợi cáp bằng visco rayon…...27 cN/tex.
7. Theo mục đích của Phần này, khái niệm “hoàn thiện” nghĩa là:
(a) Đã cắt thành hình trừ hình vuông hoặc hình chữ nhật;
(b) Được tạo ra trong công đoạn hoàn thiện, sẵn sàng để sử dụng (hoặc chỉ cần tách ra bằng cách cắt các đường chỉ phân chia) mà không cần phải khâu, may hoặc gia công khác (ví dụ, khăn chuyên lau bụi, khăn lau, khăn trải bàn, khăn vuông, mền chăn);
(c) Cắt theo cỡ và có ít nhất một cạnh được làm kín bằng nhiệt mà đường viền được nén hoặc vuốt thon nhận ra dễ dàng và các cạnh khác được xử lý như đã mô tả trong phần khác bất kỳ của Chú giải này, nhưng trừ các vải có các mép đã được làm cho khỏi sổ bằng cách cắt nóng hoặc bằng các phương pháp đơn giản khác;
(d) Đã viền lại hoặc cuộn mép, hoặc thắt nút tại bất kỳ mép nào nhưng trừ các loại vải có các mép cắt được làm cho khỏi sổ bằng cách khâu vắt hoặc các cách đơn giản khác;
(e) Cắt theo cỡ và đã trải qua công đoạn gia công rút chỉ;
(f) Đã ghép bằng cách khâu, may, dán dính hoặc cách khác (trừ loại hàng dệt tấm gồm hai hay nhiều tấm trở lên có cùng chất liệu dệt được ghép nối đuôi nhau và những tấm làm từ hai hay nhiều loại vật liệu dệt trở lên được ghép thành lớp, có hoặc không có đệm);
(g) Dệt kim hoặc móc thành các hình dạng, hoặc trình bày ở dạng các chi tiết riêng biệt hoặc ở dạng một số các chi tiết gắn thành một dải.
8. Theo mục đích của các Chương từ 50 đến 60:
(a) Các Chương từ 50 đến 55 và Chương 60 và, trừ khi có yêu cầu khác, các Chương từ 56 đến 59, không áp dụng cho hàng hóa hoàn thiện đã nêu tại Chú giải 7 trên đây; và
(b) Các Chương từ 50 đến 55 và Chương 60 không áp dụng cho các hàng hóa của các Chương từ 56 đến 59.
9. Vải dệt thoi thuộc các Chương từ 50 đến 55 kể cả các loại vải có các lớp sợi dệt song song được đan đặt lên nhau theo góc nhọn hoặc góc vuông. Những lớp này được gắn tại các giao điểm của sợi bằng các chất dính hoặc liên kết bằng nhiệt.
10. Sản phẩm có tính đàn hồi bằng những vật liệu dệt kết hợp với sợi cao su cũng được phân loại trong Phần này.
11. Theo mục đích của Phần này, khái niệm “đã ngâm tẩm” kể cả “đã nhúng”.
12. Theo mục đích của Phần này, khái niệm “polyamit” kể cả “aramit”.
13. Theo mục đích của Phần này và, cũng như một số trường hợp thuộc Danh mục này, khái niệm “sợi đàn hồi” có nghĩa là sợi filament, kể cả monofilament, bằng chất liệu dệt tổng hợp, trừ sợi dún, không bị đứt khi bị kéo dãn ra gấp ba lần độ dài ban đầu và khi kéo dãn ra gấp hai lần độ dài ban đầu trong thời gian năm phút sẽ co lại còn độ dài không lớn hơn 1,5 lần độ dài ban đầu.
14. Trừ khi có quy định khác, hàng dệt may sẵn thuộc các nhóm khác nhau phải được phân loại theo các nhóm phù hợp của từng loại ngay cả khi sắp xếp theo bộ để bán lẻ. Theo mục đích của Chú giải này, khái niệm “hàng dệt may sẵn” nghĩa là các hàng hóa của các nhóm từ 61.01 đến 61.14 và từ 62.01 đến 62.11.
Chú giải Phân nhóm.
1. Trong Phần này cũng như những Phần khác của Danh mục, các khái niệm dưới đây có ý nghĩa là:
(a) Sợi chưa tẩy trắng
Là loại sợi:
(i) có màu tự nhiên của các loại xơ gốc và chưa tẩy trắng, nhuộm (cả khối hoặc không) hoặc in; hoặc
(ii) có màu không xác định được (“sợi xám”), được sản xuất từ nguyên liệu tái sinh.
Loại sợi này có thể được xử lý bằng cách hồ không màu hoặc nhuộm không bền màu (mất màu sau khi giặt bình thường bằng xà phòng) và, nếu là xơ nhân tạo thì có thể được xử lý cả khối với tác nhân khử bóng (ví dụ, titan đioxit).
(b) Sợi đã tẩy trắng
Là loại sợi:
(i) đã qua quá trình tẩy trắng, được làm từ các xơ đã tẩy trắng hoặc, trừ khi có yêu cầu khác, đã được nhuộm tăng trắng (cả khối hoặc không) hoặc đã xử lý bằng hồ trắng;
(ii) gồm hỗn hợp của xơ đã tẩy trắng và chưa tẩy trắng; hoặc
(iii) sợi xe hoặc sợi cáp được làm từ sợi đã tẩy trắng và chưa tẩy trắng.
(c) Sợi màu (đã nhuộm hoặc đã in)
Là loại sợi:
(i) đã nhuộm (cả khối hoặc không) trừ màu trắng hoặc màu không bền, hoặc đã in, hoặc làm từ các loại xơ đã nhuộm hoặc đã in;
(ii) gồm hỗn hợp của các xơ đã nhuộm từ màu khác nhau hoặc hỗn hợp của xơ chưa tẩy trắng hoặc đã tẩy trắng với các xơ màu (sợi macnơ hoặc sợi hỗn hợp), hoặc được in một hay nhiều màu cách khoảng tạo thành các chấm đốm;
(iii) làm từ cúi hoặc sợi thô đã in; hoặc
(iv) là sợi xe hoặc sợi cáp và gồm cả sợi đã tẩy trắng hoặc chưa tẩy trắng và sợi màu.
Những định nghĩa trên đây cũng áp dụng, một cách tương tự, cho sợi monofilament và dải hoặc dạng tương tự của Chương 54.
(d) Vải dệt thoi chưa tẩy trắng
Vải dệt thoi được làm từ sợi chưa tẩy trắng và vải đó chưa được tẩy trắng, nhuộm hoặc in. Loại vải này có thể được xử lý bằng cách hồ không màu hoặc nhuộm không bền màu.
(e) Vải dệt thoi đã tẩy trắng
Loại vải dệt thoi:
(i) đã được tẩy trắng hoặc, trừ khi có yêu cầu khác, nhuộm tăng trắng, hoặc xử lý bằng loại hồ tăng trắng, ở dạng mảnh;
(ii) dệt từ sợi đã tẩy trắng; hoặc
(iii) dệt từ sợi đã tẩy trắng và sợi chưa tẩy trắng.
(f) Vải dệt thoi đã nhuộm
Là loại vải dệt thoi:
(i) đã được nhuộm đồng đều một màu trừ màu trắng (trừ một số trường hợp có yêu cầu khác) hoặc được xử lý bằng sự hoàn thiện màu trừ màu trắng (trừ một số trường hợp có yêu cầu khác), ở dạng mảnh; hoặc
(ii) dệt từ sợi được nhuộm đồng đều một màu.
(g) Vải dệt thoi bằng các loại sợi màu khác nhau
Là vải dệt thoi (trừ vải dệt thoi đã in):
(i) bằng các loại sợi có màu khác nhau hoặc các loại sợi cùng màu có độ đậm nhạt (shades) khác nhau (trừ màu tự nhiên của các loại xơ hợp thành);
(ii) bằng các loại sợi chưa tẩy trắng hoặc đã tẩy trắng và sợi màu; hoặc
(iii) dệt bằng sợi macnơ hoặc sợi hỗn hợp.
(Trong mọi trường hợp, các loại sợi dùng làm sợi biên hoặc sợi đầu tấm không được xem xét).
(h) Vải dệt thoi đã in
Là loại vải dệt thoi đã được in ở dạng mảnh, được dệt hoặc không dệt từ các sợi có màu khác nhau.
(Các loại sau đây cũng được xem như vải dệt thoi đã in: vải dệt thoi có các hình được tạo ra bằng cách, ví dụ, dùng bàn chải hoặc súng phun, dùng giấy chuyển màu, bằng cấy nhung hoặc bằng quá trình batik.)
Quá trình kiềm bóng không ảnh hưởng đến việc phân loại của các loại sợi hoặc các loại vải kể trên. Các định nghĩa tại các phần từ (d) đến (h) nêu trên cũng được áp dụng tương tự với các loại vải dệt kim hoặc móc.
(ij) Vải dệt vân điểm
Là loại vải có cấu trúc trong đó mỗi sợi ngang tuần tự đan xen ở trên và ở dưới sợi dọc kế tiếp và mỗi sợi dọc tuần tự đan xen ở trên và ở dưới sợi ngang kế tiếp.
2. (A) Các sản phẩm thuộc các Chương 56 đến 63 làm từ hai hay nhiều vật liệu dệt được xem như làm từ toàn bộ một loại vật liệu dệt mà loại vật liệu dệt đó được lựa chọn theo Chú giải 2 Phần này để phân loại một sản phẩm thuộc các Chương từ 50 đến 55 hoặc thuộc nhóm 58.09 làm từ các vật liệu dệt giống nhau.
(B) Để áp dụng qui tắc này:
(a) trong trường hợp thích hợp, chỉ có phần quyết định việc phân loại theo Qui tắc tổng quát 3 mới được đưa ra xem xét;
(b) trường hợp sản phẩm dệt làm từ một lớp vải nền và lớp bề mặt có tuyết hoặc vòng thì không cần xem xét đến vải nền;
(c) trường hợp hàng thêu thuộc nhóm 58.10 và sản phẩm của nó, chỉ cần phân loại theo vải nền. Tuy nhiên, đồ thêu không lộ nền, và cả sản phẩm của nó, được phân loại theo chỉ thêu.
Chương 51: Lông cừu, lông động vật loại mịn hoặc loại thô; sợi từ lông đuôi hoặc bờm ngựa và vải dệt thoi từ các nguyên liệu trên
Chú giải.
1. Trong toàn bộ Danh mục:
(a) “Lông cừu” là lông xơ tự nhiên mọc từ con cừu non hoặc con cừu trưởng thành;
(b) “Lông động vật loại mịn” là lông của dê alpaca, lông lạc đà không bướu llama, lông lạc đà không bướu vicuna, lông lạc đà (kể cả lông lạc đà một bướu), lông bò Tây Tạng, lông dê Angora, lông dê Tibetan, lông dê Ca-sơ-mia hoặc lông của các loại dê tương tự (trừ loại dê thông thường), lông thỏ (kể cả lông thỏ Angora), lông thỏ rừng, lông hải ly, lông chuột hải ly hoặc lông chuột nước;
(c) “Lông động vật loại thô” là lông của các loại động vật không kể ở trên, trừ lông cứng và lông dùng làm bàn chải (nhóm 05.02) và lông đuôi hoặc bờm ngựa (nhóm 05.11).
Chương 52: Bông
Chú giải phân nhóm.
1. Theo mục đích của các phân nhóm 5209.42 và 5211.42, khái niệm “denim” là vải dệt từ các sợi có các màu khác nhau, kiểu dệt là vân chéo 3 sợi hoặc vân chéo 4 sợi, kể cả vân chéo gãy, mặt phải của vải có hiệu ứng dọc, các sợi dọc được nhuộm cùng một màu và sợi ngang là sợi không tẩy trắng, đã tẩy trắng, nhuộm màu xám hoặc nhuộm màu nhạt hơn so với màu sợi dọc.

Chương 53: Xơ dệt gốc thực vật khác; sợi giấy và vải dệt thoi từ sợi giấy
Chương 54: Sợi filament nhân tạo; dải và các dạng tương tự từ nguyên liệu dệt nhân tạo
Chú giải.
1. Trong toàn bộ Danh mục, thuật ngữ “sợi nhân tạo” có nghĩa là những loại sợi staple và sợi filament bằng polyme hữu cơ được sản xuất từ một trong hai quá trình sản xuất sau:
(a) Bằng quá trình polyme hóa các monome hữu cơ để sản xuất polyme như polyamit, polyeste, polyolefin hay polyurethan, hoặc quá trình biến đổi hóa học để sản xuất polyme (ví dụ, poly (vinyl alcohol) được điều chế bởi quá trình thủy phân poly (axetat vinyl)); hoặc
(b) Bằng quá trình xử lý hóa học hay phân hủy các polyme hữu cơ tự nhiên (như, xenlulo) để sản xuất polyme như cupram rayon (cupro) hoặc visco rayon, hoặc quá trình biến đổi hóa học các polyme hữu cơ tự nhiên (ví dụ, xenlulo, casein và các protein khác, hoặc axit alginic), để sản xuất polyme như axetat xenlulo hoặc alginat.
Các thuật ngữ “tổng hợp” và “tái tạo”, liên quan đến các loại sợi, có nghĩa: tổng hợp: các loại xơ, sợi như định nghĩa ở (a); tái tạo: các loại xơ, sợi như định nghĩa ở (b). Dải và các dạng tương tự thuộc nhóm 54.04 hoặc 54.05 không được coi là xơ nhân tạo.
Các khái niệm “nhân tạo (man-made)”, “tổng hợp (synthetic)” và “tái tạo (artificial)” sẽ có cùng nghĩa như nhau khi sử dụng trong lĩnh vực “nguyên liệu dệt”.
2. Các nhóm 54.02 và 54.03 không áp dụng cho sợi tô filament tổng hợp hoặc tái tạo của Chương 55.
Chương 55: Xơ sợi staple nhân tạo
Chú giải.
1. Các nhóm 55.01 và 55.02 chỉ áp dụng với tô filament nhân tạo, bao gồm các filament song song có cùng chiều dài tương đương chiều dài của tô, thỏa mãn các chỉ tiêu kỹ thuật dưới đây:
(a) Chiều dài của tô trên 2 m;
(b) Xoắn dưới 5 vòng trên mét;
(c) Độ mảnh mỗi filament dưới 67 decitex;
(d) Nếu là tô filament tổng hợp: tô phải được kéo duỗi nhưng không thể kéo dài hơn 100% chiều dài của nó;
(e) Tổng độ mảnh của tô trên 20.000 decitex.
Tô có chiều dài không quá 2 m thì được xếp vào nhóm 55.03 hoặc 55.04.

Chương 56: Mền xơ, phớt và các sản phẩm không dệt; các loại sợi đặc biệt; sợi xe, chão bện (cordage), thừng và cáp và các sản phẩm của chúng
Chú giải.
1. Chương này không bao gồm:
(a) Mền xơ, phớt hoặc các sản phẩm không dệt, đã ngâm tẩm, tráng hoặc phủ bằng các chất hoặc các chế phẩm (ví dụ, nước hoa hoặc mỹ phẩm thuộc Chương 33, xà phòng hoặc các chất tẩy thuộc nhóm 34.01, các chất đánh bóng, kem hoặc các chế phẩm tương tự thuộc nhóm 34.05, các chất làm mềm vải thuộc nhóm 38.09) ở đó vật liệu dệt chỉ được xem như là vật mang;
(b) Các sản phẩm dệt thuộc nhóm 58.11;
(c) Bột mài hoặc hạt mài tự nhiên hoặc nhân tạo, bồi trên nền phớt hoặc trên nền sản phẩm không dệt (nhóm 68.05);
(d) Mica đã liên kết khối hoặc tái chế, bồi trên nền phớt hoặc trên nền vật liệu không dệt (nhóm 68.14);
(e) Lá kim loại bồi trên nền phớt hoặc bồi trên vật liệu không dệt (thường thuộc Phần XIV hoặc XV); hoặc
(f) Băng (miếng) và nút bông vệ sinh (tampon), khăn và tã lót cho trẻ và các vật phẩm tương tự thuộc nhóm 96.19.
2. Thuật ngữ “phớt” kể cả phớt xuyên kim (needleloom) và vải được cấu tạo từ một màng bằng xơ dệt được liên kết tốt hơn do khâu đính chính xơ của màng đó.
3. Các nhóm 56.02 và 56.03 bao gồm phớt và các sản phẩm không dệt, đã ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép với plastic hoặc cao su bất kể tính chất của các vật liệu này (đặc hoặc xốp).
Nhóm 56.03 cũng bao gồm cả các sản phẩm không dệt trong đó plastic hoặc cao su tạo thành chất kết dính.
Tuy nhiên, các nhóm 56.02 và 56.03 không bao gồm:
(a) Phớt đã ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép với plastic hoặc cao su, có chứa vật liệu dệt từ 50% trở xuống tính theo trọng lượng hoặc phớt đã bọc hoàn toàn bằng plastic hoặc cao su (Chương 39 hoặc 40);
(b) Sản phẩm không dệt, hoặc bọc hoàn toàn bằng plastic hoặc cao su, hoặc tráng hoặc phủ cả hai mặt bằng vật liệu trên, với điều kiện là việc tráng hoặc phủ như vậy có thể nhìn thấy được bằng mắt thường mà không cần quan tâm đến sự biến đổi về màu sắc (Chương 39 hoặc 40); hoặc
(c) Tấm, bản mỏng hoặc dải bằng plastic xốp hoặc cao su xốp kết hợp với phớt hoặc vật liệu không dệt, trong đó vật liệu dệt chỉ đơn thuần là vật liệu để gia cố (Chương 39 hoặc 40).
4. Nhóm 56.04 không bao gồm sợi dệt, hoặc dải hoặc các dạng tương tự thuộc nhóm 54.04 hoặc 54.05, trong đó chất ngâm tẩm, tráng hoặc phủ không thể nhìn được bằng mắt thường (thường thuộc các Chương từ 50 đến 55); theo mục đích của phần này, không cần quan tâm đến bất cứ sự thay đổi nào về màu sắc.
Chương 57: Thảm và các loại hàng dệt trải sàn khác
Chú giải.
1. Theo mục đích của Chương này, thuật ngữ “thảm và các loại hàng dệt trải sàn khác” có nghĩa là các loại trải sàn trong đó vật liệu dệt được dùng làm bề mặt ngoài của sản phẩm khi sử dụng và gồm cả các sản phẩm có các đặc tính của hàng dệt trải sàn nhưng được dự định dùng cho các mục đích khác.
2. Chương này không bao gồm các loại lót của hàng dệt trải sàn.

Chương 58: Các loại vải dệt thoi đặc biệt; các loại vải dệt chần sợi vòng; hàng ren; thảm trang trí; hàng trang trí; hàng thêu
Chú giải.
1. Chương này không áp dụng cho các loại vải dệt nêu trong Chú giải 1 của Chương 59, đã ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép lớp, hoặc những mặt hàng khác thuộc Chương 59.
2. Nhóm 58.01 cũng bao gồm các loại vải dệt thoi có sợi ngang nổi vòng, chưa được cắt phần nổi, ở trạng thái này chúng không có vòng lông dựng.
3. Theo mục đích của nhóm 58.03, vải “dệt quấn” (gauze) là loại vải có sợi dọc gồm toàn bộ hoặc một phần của sợi dựng hoặc sợi nền và sợi cuốn cả vòng hoặc nửa vòng đi bắt chéo qua sợi dựng hoặc sợi nền tạo thành nửa vòng, một vòng hoàn chỉnh hoặc nhiều hơn để tạo thành các vòng sợi cho sợi ngang đi qua.
4. Nhóm 58.04 không áp dụng cho vải lưới thắt nút từ dây xe, chão bện (cordage) hoặc thừng, thuộc nhóm 56.08.
5. Theo mục đích của nhóm 58.06, khái niệm “vải dệt thoi khổ hẹp” là:
(a) Vải dệt thoi có khổ rộng không quá 30 cm, hoặc được dệt sẵn như thế hoặc được cắt từ những tấm rộng hơn, với điều kiện đã tạo biên ở hai mép (dệt thoi, gắn keo hoặc bằng cách khác);
(b) Vải dệt thoi dạng ống có chiều rộng khi trải phẳng không quá 30 cm; và
(c) Vải cắt xiên với các mép gấp, có chiều rộng khi chưa gấp mép không quá 30 cm.
Vải dệt thoi khổ hẹp có tua viền được phân loại vào nhóm 58.08.
6. Trong nhóm 58.10, không kể những cái khác, khái niệm “hàng thêu” là hàng thêu bằng chỉ kim loại hoặc chỉ thủy tinh trên vải lộ nền, và hàng được khâu đính trang trí sequin, hạt hoặc các mẫu trang trí bằng vật liệu dệt hoặc vật liệu khác. Nhóm này không bao gồm loại thảm trang trí thêu tay (nhóm 58.05).
7. Ngoài các sản phẩm của nhóm 58.09, Chương này cũng bao gồm các mặt hàng làm từ sợi kim loại và loại làm trang trí như các loại vải dùng cho nội thất hoặc dùng cho các mục đích tương tự.
Chương 59: Các loại vải dệt đã được ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép lớp; các mặt hàng dệt thích hợp dùng trong công nghiệp
Chú giải.
1. Trừ khi có yêu cầu khác, theo mục đích của Chương này khái niệm “vải dệt” chỉ áp dụng đối với vải dệt thoi thuộc các Chương từ 50 đến 55 và các nhóm 58.03 và 58.06, dải viền và vải trang trí dạng chiếc thuộc nhóm 58.08 và vải dệt kim hoặc móc thuộc nhóm 60.02 đến 60.06.
2. Nhóm 59.03 áp dụng đối với:
(a) Các loại vải dệt, đã ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép với plastic, bất kể trọng lượng tính trên 1m2 và bất kể tính chất của vật liệu plastic (đặc hoặc xốp), trừ:
(1) Vải trong đó chất ngâm tẩm, tráng hoặc phủ không thể nhìn được bằng mắt thường (thường ở các Chương từ 50 đến 55, 58 hoặc 60); theo mục đích của phần này, không cần quan tâm đến sự thay đổi về màu sắc;
(2) Các sản phẩm không thể được quấn bằng tay quanh một trục tròn có đường kính 7mm, ở nhiệt độ từ 15oC đến 30oC mà không bị nứt vỡ (thường thuộc Chương 39);
(3) Các sản phẩm trong đó vải dệt hoặc được bọc hoàn toàn bằng plastic hoặc được tráng hoặc phủ cả hai mặt bằng vật liệu đó, miễn là việc tráng hoặc phủ có thể nhìn được bằng mắt thường mà không cần quan tâm đến sự thay đổi về màu sắc (Chương 39);
(4) Vải được tráng hoặc phủ từng phần bằng plastic và có họa tiết do việc xử lí đó tạo nên (thường gặp ở các Chương từ 50 đến 55, 58 hoặc 60);
(5) Tấm, lá hoặc dải bằng plastic xốp, kết hợp với vải dệt, mà trong đó vải dệt chỉ đơn thuần nhằm mục đích gia cố (Chương 39); hoặc
(6) Các sản phẩm dệt thuộc nhóm 58.11;
(b) Vải dệt từ sợi, dải và từ các dạng tương tự, đã ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc bao ngoài bằng plastic, thuộc nhóm 56.04.
3. Theo mục đích của nhóm 59.05, khái niệm “các loại hàng dệt phủ tường” áp dụng đối với các sản phẩm ở dạng cuộn, chiều rộng không dưới 45 cm, phù hợp để trang trí trần nhà hoặc tường, có bề mặt dệt được gắn chặt trên lớp bồi hoặc được xử lý mặt sau (ngâm tẩm hoặc tráng để có thể phết hồ).
Tuy nhiên, nhóm này không áp dụng cho các mặt hàng phủ tường có xơ vụn hoặc bụi xơ dệt gắn trực tiếp trên lớp bồi giấy (nhóm 48.14) hoặc trên lớp bồi vật liệu dệt (thường thuộc nhóm 59.07).
4. Theo mục đích của nhóm 59.06, khái niệm “vải dệt đã được cao su hóa” có nghĩa là:
(a) Vải dệt đã ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép với cao su,
(i) Trọng lượng không quá 1.500 g/m2; hoặc
(ii) Trọng lượng trên 1.500 g/m2 và chứa vật liệu dệt trên 50% tính theo trọng lượng;
(b) Các loại vải làm từ sợi, dải hoặc các dạng tương tự, đã được ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc bao ngoài bằng cao su, thuộc nhóm 56.04; và
(c) Các loại vải gồm sợi dệt đặt song song được liên kết với cao su, bất kể trọng lượng tính trên 1m2 của chúng.
Tuy nhiên, nhóm này không áp dụng cho các tấm, tấm mỏng hoặc dải bằng cao su xốp, kết hợp với vải dệt, mà trong đó vải dệt chỉ đơn thuần phục vụ cho mục đích gia cố (Chương 40), hoặc các sản phẩm dệt thuộc nhóm 58.11.
5. Nhóm 59.07 không áp dụng cho:
(a) Các loại vải trong đó việc ngâm tẩm, tráng hoặc phủ không thể nhìn thấy được bằng mắt thường (thông thường thuộc các Chương từ 50 đến 55, 58 hoặc 60); theo mục đích của phần này, không tính đến sự thay đổi về màu sắc;
(b) Vải được vẽ các hoạ tiết (trừ vải canvas đã sơn vẽ để làm phông cảnh cho rạp hát, phông trường quay hoặc các loại tương tự);
(c) Vải được phủ từng phần bằng xơ vụn, bụi xơ, bột cây bần hoặc các loại tương tự và mang họa tiết do việc xử lý đó tạo nên; tuy nhiên, các loại vải giả tạo vòng cũng được phân loại trong nhóm này;
(d) Vải được hoàn thiện bằng cách hồ thông thường có thành phần cơ bản là tinh bột hoặc các chất tương tự;
(e) Gỗ được trang trí trên lớp bồi là vải dệt (nhóm 44.08);
(f) Hạt mài hoặc bột mài tự nhiên hoặc nhân tạo, trên lớp bồi bằng vải dệt (nhóm 68.05);
(g) Mica liên kết khối hoặc tái chế, trên lớp bồi bằng vải dệt (nhóm 68.14); hoặc
(h) Lá kim loại trên lớp bồi bằng vải dệt (thường thuộc Phần XIV hoặc XV).
6. Nhóm 59.10 không áp dụng đối với:
(a) Băng truyền hoặc băng tải, bằng vật liệu dệt, có độ dày dưới 3 mm; hoặc
(b) Băng truyền hoặc băng tải hoặc dây cuaroa bằng vải dệt đã ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép với cao su hoặc làm từ sợi dệt hoặc sợi bện (cord) đã ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc bao ngoài bằng cao su (nhóm 40.10).
7. Nhóm 59.11 áp dụng đối với các loại hàng hóa dưới đây, những loại hàng hóa này không xếp vào bất kỳ nhóm nào khác của Phần XI:
(a) Sản phẩm dệt dạng tấm, được cắt thành từng đoạn hoặc đơn giản là cắt thành hình chữ nhật (kể cả hình vuông) (trừ các loại sản phẩm có đặc tính của các sản phẩm thuộc các nhóm từ 59.08 đến 59.10), chỉ có các loại sau:
(i) Vải dệt, phớt và vải dệt thoi lót phớt, đã được tráng, phủ, bọc hoặc ép với cao su, da thuộc hoặc vật liệu khác, dùng để làm vải nền kim chải, và các loại vải tương tự sử dụng cho các mục đích kỹ thuật khác, kể cả vải nhung khổ hẹp được ngâm tẩm bằng cao su, dùng để bọc các trục dệt (trục cuộn vải dệt);
(ii) Vải dùng để rây sàng;
(iii) Vải lọc dùng trong công nghệ ép dầu hoặc các mục đích tương tự, làm từ vật liệu dệt hoặc làm từ tóc người;
(iv) Vải dệt thoi dạng tấm với nhiều lớp sợi dọc hoặc sợi ngang, có hoặc không tạo phớt, ngâm tẩm hoặc tráng, dùng cho máy móc hoặc cho các mục đích kỹ thuật khác;
(v) Vải dệt được gia cố bằng kim loại, dùng cho các mục đích kỹ thuật;
(vi) Sợi bện (cord), dây tết hoặc loại tương tự, có hoặc không ngâm tẩm, tráng hoặc gia cố bằng kim loại, dùng trong công nghiệp như vật liệu để đóng gói hoặc vật liệu bôi trơn;
(b) Các mặt hàng dệt (trừ các sản phẩm thuộc các nhóm từ 59.08 đến 59.10) loại sử dụng cho các mục đích kỹ thuật (ví dụ, vải dệt và phớt, được dệt vòng liền hoặc kèm theo cơ cấu nối ráp, dùng trong máy sản xuất giấy hoặc các máy tương tự (ví dụ, để chế biến bột giấy hoặc ximăng amiăng), các miếng đệm, gioăng, đĩa đánh bóng hoặc các chi tiết máy khác).
Chương 60: Các loại hàng dệt kim hoặc móc
Chú giải.
1. Chương này không bao gồm:
(a) Hàng ren, móc thuộc nhóm 58.04;
(b) Các loại nhãn, phù hiệu hoặc các sản phẩm tương tự, dệt kim hoặc móc, thuộc nhóm 58.07; hoặc
(c) Vải dệt kim hoặc móc, đã ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép lớp, thuộc Chương 59. Tuy nhiên, các loại vải dệt kim hoặc móc có tạo vòng lông, được ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép lớp, vẫn được phân loại vào nhóm 60.01.
2. Chương này cũng kể cả các loại vải làm từ sợi kim loại và được sử dụng trong trang trí, như vải trang trí nội thất hoặc dùng cho các mục đích tương tự.
3. Trong toàn bộ Danh mục, bất kỳ sự liên quan nào đến hàng “dệt kim” kể cả hàng khâu đính trong đó các mũi khâu móc xích đều được tạo thành bằng sợi dệt.
Chú giải phân nhóm.
1. Phân nhóm 6005.35 bao gồm vải từ monofilament polyetylen hoặc từ multifilament polyeste, có trọng lượng từ 30g/m2 đến 55g/m2, có kích cỡ lưới từ 20 lỗ/cm2 đến 100 lỗ/cm2, và được tẩm hoặc phủ alpha-cypermethrin (ISO), chlorfenapyr (ISO), deltamethrin (INN, ISO), lambda-cyhalothrin (ISO), permethrin (ISO) hoặc pirimiphos-methyl (ISO).
Chương 61: Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, dệt kim hoặc móc
Chú giải.
1. Chương này chỉ áp dụng với mặt hàng may mặc sẵn được dệt kim hoặc móc.
2. Chương này không bao gồm:
(a) Những mặt hàng thuộc nhóm 62.12;
(b) Quần áo hoặc các sản phẩm may mặc đã qua sử dụng khác thuộc nhóm 63.09; hoặc
(c) Dụng cụ chỉnh hình, đai thắt phẫu thuật, băng giữ hoặc loại tương tự (nhóm 90.21).
3. Theo mục đích của các nhóm 61.03 và 61.04:
(a) Khái niệm “bộ com-lê” có nghĩa là một bộ quần áo có hai hoặc ba chiếc may sẵn, có lớp ngoài may bằng cùng một loại vải và bao gồm:
Tất cả các bộ phận cấu thành của một “bộ com-lê” phải may bằng cùng một loại vải, cùng màu sắc và thành phần nguyên liệu; chúng cũng phải có cùng kiểu dáng và có kích cỡ tương ứng hoặc phù hợp với nhau. Tuy nhiên, các bộ phận này có thể có các dải viền (dải bằng vải khâu vào đường nối) bằng loại vải khác.
Nếu một vài thành phần riêng biệt để che phần dưới của cơ thể được trình bày cùng nhau (ví dụ, hai quần dài hoặc quần dài kèm quần soóc, hoặc chân váy hoặc chân váy dạng quần kèm quần dài), thì bộ phận cấu thành của phần dưới là một quần dài hoặc, đối với trường hợp bộ com-lê của phụ nữ hoặc trẻ em gái, là chân váy hoặc chân váy dạng quần, các hàng may mặc khác được xem xét một cách riêng rẽ.
Khái niệm “bộ com-lê” kể cả những bộ quần áo dưới đây, dù có hoặc không có đủ các điều kiện nêu trên:
(b) Khái niệm “bộ quần áo đồng bộ” có nghĩa là bộ quần áo (trừ bộ com-lê và quần áo thuộc nhóm 61.07, 61.08 hoặc 61.09), gồm một số chiếc được may sẵn bằng cùng một loại vải, được xếp bộ để bán lẻ, và bao gồm:
Tất cả các bộ phận của một bộ quần áo đồng bộ phải được may bằng cùng một loại vải, cùng kiểu cách, màu sắc và thành phần nguyên liệu; chúng phải có kích cỡ tương ứng hoặc phù hợp với nhau. Khái niệm “bộ quần áo đồng bộ” không bao gồm bộ quần áo thể thao hoặc bộ quần áo trượt tuyết, thuộc nhóm 61.12.
4. Các nhóm 61.05 và 61.06 không bao gồm các loại áo có túi ở phía dưới thắt lưng, có dây thắt lưng kẻ gân nổi hoặc có dây, đai khác thắt ở gấu áo, hoặc loại áo có bình quân dưới 10 mũi khâu/1 cm dài theo mỗi chiều tính trên một đơn vị diện tích ít nhất là 10 cm x 10 cm. Nhóm 61.05 không bao gồm áo không tay.
5. Nhóm 61.09 không bao gồm áo có dây rút, dây thắt lưng kẻ gân nổi hoặc dây đai khác thắt ở gấu.
6. Theo mục đích của nhóm 61.11:
(a) Khái niệm “quần áo và phụ kiện may mặc dùng cho trẻ em” chỉ các sản phẩm dùng cho trẻ có chiều cao không quá 86 cm;
(b) Những mặt hàng mà, thoạt nhìn, có thể vừa xếp vào nhóm 61.11, vừa xếp được vào các nhóm khác của Chương này phải được xếp vào nhóm 61.11.
7. Theo mục đích của nhóm 61.12, “bộ quần áo trượt tuyết” có nghĩa là quần, áo hoặc bộ quần áo mà, theo hình thức và chất vải, chúng có thể nhận biết được qua mục đích sử dụng chủ yếu là mặc khi trượt tuyết (trượt tuyết băng đồng hoặc trượt tuyết đổ dốc). Gồm có:
(a) một “bộ đồ trượt tuyết liền quần”, là một bộ đồ liền được thiết kế để che phần trên và dưới của cơ thể; bộ đồ trượt tuyết liền quần có thể có túi hoặc dây đai chân ngoài tay áo và cổ áo; hoặc
(b) một “bộ đồ trượt tuyết đồng bộ”, là bộ quần áo gồm hai hoặc ba chiếc, được xếp bộ để bán lẻ và bao gồm:
“Bộ đồ trượt tuyết đồng bộ” có thể cũng bao gồm một áo liền quần tương tự như loại áo đã nêu ở mục (a) trên và một kiểu áo jacket có lót đệm, không có ống tay mặc ở ngoài bộ áo liền quần.
Tất cả các bộ phận của một “bộ đồ trượt tuyết đồng bộ” phải được may bằng cùng loại vải, kiểu dáng và thành phần nguyên liệu dù đồng màu hay khác màu; chúng cũng phải có kích cỡ tương ứng hoặc phù hợp với nhau.
8. Loại quần áo mà, thoạt nhìn, có thể vừa xếp được vào nhóm 61.13 và vừa xếp được vào các nhóm khác của Chương này, trừ nhóm 61.11, thì được xếp vào nhóm 61.13.
9. Quần áo thuộc Chương này được thiết kế để cài thân trước từ trái qua phải được coi là quần áo nam giới hoặc trẻ em trai, và quần áo được thiết kế để cài thân trước từ phải qua trái được coi là quần áo phụ nữ hoặc trẻ em gái. Những quy định này không áp dụng cho những loại quần áo mà cách cắt may của chúng thể hiện rõ ràng là dùng cho nam hoặc nữ.
Quần áo không thể nhận biết được là quần áo nam hoặc nữ thì được xếp vào nhóm quần áo phụ nữ hoặc trẻ em gái.
10. Các mặt hàng của Chương này có thể được làm bằng sợi kim loại.
Chương 62: Quần áo và các hàng may mặc phụ trợ, không dệt kim hoặc móc
Chú giải.
1. Chương này chỉ áp dụng đối với những mặt hàng may sẵn bằng vải dệt bất kỳ trừ mền xơ, không bao gồm các sản phẩm dệt kim hoặc móc (trừ các mặt hàng thuộc nhóm 62.12).
2. Chương này không bao gồm:
(a) Quần áo hoặc hàng may mặc đã qua sử dụng khác thuộc nhóm 63.09; hoặc
(b) Dụng cụ chỉnh hình, đai thắt phẫu thuật, băng giữ hoặc loại tương tự (nhóm 90.21).
3. Theo mục đích của các nhóm 62.03 và 62.04:
(a) Khái niệm “bộ com-lê” có nghĩa là một bộ quần áo có hai hoặc ba chiếc may sẵn, có lớp ngoài may bằng cùng một loại vải và bao gồm:
Tất cả các bộ phận cấu thành của một “bộ com-lê” phải may bằng cùng một loại vải, cùng màu sắc và thành phần nguyên liệu; chúng cũng phải có cùng kiểu dáng và có kích cỡ tương ứng hoặc phù hợp với nhau. Tuy nhiên, các bộ phận này có thể có các dải viền (dải bằng vải khâu vào đường nối) bằng một loại vải khác.
Nếu một vài thành phần riêng biệt để che phần dưới của cơ thể được trình bày cùng nhau (ví dụ, hai quần dài hoặc quần dài kèm quần soóc, hoặc chân váy hoặc chân váy dạng quần kèm quần dài), thì bộ phận cấu thành của phần dưới là một quần dài hoặc, đối với trường hợp bộ com-lê của phụ nữ hoặc trẻ em gái, thì phải là chân váy hoặc chân váy dạng quần, các hàng may mặc khác được xem xét một cách riêng rẽ.
Khái niệm “bộ com-lê” kể cả những bộ quần áo dưới đây, dù có hoặc không đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên:
(b) Thuật ngữ “bộ quần áo đồng bộ” có nghĩa là bộ quần áo (trừ bộ com-lê và quần áo thuộc nhóm 62.07 hoặc 62.08) gồm một số chiếc được may sẵn bằng cùng một loại vải, được xếp bộ để bán lẻ, và bao gồm:
Tất cả các bộ phận của một bộ quần áo đồng bộ phải có cùng một loại vải, cùng kiểu dáng, màu sắc và thành phần nguyên liệu; chúng cũng phải có kích cỡ tương ứng hoặc phù hợp với nhau. Khái niệm “bộ quần áo đồng bộ” không áp dụng cho bộ đồ thể thao hoặc bộ đồ trượt tuyết, thuộc nhóm 62.11.
4. Theo mục đích của nhóm 62.09:
(a) Khái niệm “quần áo may sẵn và phụ kiện may mặc cho trẻ em” chỉ các sản phẩm dùng cho trẻ em có chiều cao không quá 86 cm;
(b) Những hàng hóa mà, thoạt nhìn, có thể vừa xếp được vào nhóm 62.09 và vừa có thể xếp được vào các nhóm khác của Chương này phải được xếp vào nhóm 62.09.
5. Các mặt hàng mà, thoạt nhìn, có thể vừa xếp được vào nhóm 62.10 và vừa có thể xếp vào các nhóm khác của Chương này, trừ nhóm 62.09, phải được xếp vào nhóm 62.10.
6. Theo mục đích của nhóm 62.11, “bộ quần áo trượt tuyết” có nghĩa là quần, áo hoặc bộ quần áo, mà xét theo hình thức và chất vải, chúng được sử dụng chủ yếu để mặc cho trượt tuyết (trượt tuyết băng đồng hoặc trượt tuyết đổ dốc). Gồm có:
(a) một “bộ đồ trượt tuyết liền quần” là một bộ đồ liền được thiết kế để che các phần trên và dưới của cơ thể; bộ đồ trượt tuyết liền quần có thể có túi hoặc dây đai chân ngoài tay áo và cổ áo; hoặc
(b) một “bộ quần áo trượt tuyết đồng bộ”, là bộ quần áo gồm hai hoặc ba chiếc, được xếp bộ để bán lẻ và bao gồm:
“Bộ quần áo trượt tuyết đồng bộ” cũng có thể gồm một bộ quần áo liền quần giống như bộ quần áo đã nêu ở mục (a) ở trên và một áo jacket có lót đệm, không có ống tay mặc ở ngoài bộ áo liền quần đó.
Tất cả các bộ phận của một “bộ quần áo trượt tuyết đồng bộ” phải được may bằng cùng một loại vải, cùng kiểu dáng và thành phần nguyên liệu dù đồng màu hay khác màu; chúng cũng phải có kích cỡ tương ứng hoặc phù hợp với nhau.
7. Khăn choàng và các mặt hàng thuộc dạng khăn quàng, vuông hoặc gần như vuông, không có cạnh nào trên 60 cm, phải được phân loại như khăn tay (nhóm 62.13). Khăn tay có cạnh trên 60 cm phải được xếp vào nhóm 62.14.
8. Quần áo của Chương này được thiết kế để cài thân trước từ trái qua phải sẽ được coi là cho nam giới hoặc trẻ em trai, và áo được thiết kế để cài thân trước từ phải qua trái được coi là quần áo dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái. Quy định này không áp dụng cho những quần áo mà cách cắt may của chúng thể hiện rõ ràng là dùng cho nam hoặc nữ.
Quần áo mà không thể phân biệt được là dùng cho nam hoặc nữ thì được xếp vào nhóm dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái.
9. Các mặt hàng của Chương này có thể được làm bằng sợi kim loại.

Chương 63: Các mặt hàng dệt đã hoàn thiện khác; bộ vải; quần áo dệt và các loại hàng dệt đã qua sử dụng khác; vải vụn
Chú giải.
1. Phân chương I chỉ áp dụng cho các sản phẩm may sẵn đã hoàn thiện, được làm từ bất cứ loại vải dệt nào.
2. Phân Chương I không bao gồm:
(a) Hàng hóa thuộc các Chương từ 56 đến 62; hoặc
(b) Quần áo đã qua sử dụng hoặc các mặt hàng khác đã qua sử dụng thuộc nhóm 63.09.
3. Nhóm 63.09 chỉ bao gồm những mặt hàng dưới đây:
(a) Các mặt hàng làm bằng vật liệu dệt:
(i) Quần áo và các phụ kiện quần áo, và các chi tiết của chúng;
(ii) Chăn và chăn du lịch;
(iii) Vỏ ga, vỏ gối, khăn trải giường (bed linen), khăn trải bàn, khăn vệ sinh và khăn nhà bếp;
(iv) Các mặt hàng dùng cho nội thất, trừ thảm thuộc các nhóm từ 57.01 đến 57.05 và các thảm thêu trang trí thuộc nhóm 58.05;
(b) Giày, dép, mũ và các vật đội đầu khác làm bằng vật liệu bất kỳ trừ amiăng.
Để được xếp vào nhóm này, các mặt hàng đã nêu ở trên phải thỏa mãn cả hai điều kiện sau đây:
(i) chúng phải có ký hiệu là hàng còn mặc được, và
(ii) chúng phải được thể hiện ở dạng đóng gói cỡ lớn hoặc kiện, bao hoặc các kiểu đóng gói tương tự.
Chú giải phân nhóm.
1. Phân nhóm 6304.20 bao gồm các mặt hàng làm từ vải dệt kim sợi dọc, được ngâm tẩm hoặc phủ alpha-cypermethrin (ISO), chlorfenapyr (ISO), deltamethrin (INN, ISO), lambda-cyhalothrin (ISO), permethrin (ISO) hoặc pirimiphos-methyl (ISO).


NỘI DUNG CHI TIẾT



Chương 50: Tơ tằm
Chương 51: Lông cừu, lông động vật loại mịn hoặc loại thô; sợi từ lông đuôi hoặc bờm ngựa và vải dệt thoi từ các nguyên liệu trên

Chương 52: Bông

Chương 53: Xơ dệt gốc thực vật khác; sợi giấy và vải dệt thoi từ sợi giấy

Chương 54: Sợi filament nhân tạo; dải và các dạng tương tự từ nguyên liệu dệt nhân tạo

Chương 55: Xơ sợi staple nhân tạo

Chương 56: Mền xơ, phớt và các sản phẩm không dệt; các loại sợi đặc biệt; sợi xe, chão bện (cordage), thừng và cáp và các sản phẩm của chúng

Chương 57: Thảm và các loại hàng dệt trải sàn khác

Chương 58: Các loại vải dệt thoi đặc biệt; các loại vải dệt chần sợi vòng; hàng ren; thảm trang trí; hàng trang trí; hàng thêu

Chương 59: Các loại vải dệt đã được ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép lớp; các mặt hàng dệt thích hợp dùng trong công nghiệp

Chương 60: Các loại hàng dệt kim hoặc móc

Chương 61: Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, dệt kim hoặc móc

Chương 62: Quần áo và các hàng may mặc phụ trợ, không dệt kim hoặc móc

Chương 63: Các mặt hàng dệt đã hoàn thiện khác; bộ vải; quần áo dệt và các loại hàng dệt đã qua sử dụng khác; vải vụn

PHẦN KẾ TIẾP…